Chú thích Tác chiến chiều sâu

Ghi chú
  1. Một nguyên nhân quan trọng khác là Tập đoàn Kỵ binh Đỏ của Budyonny thuộc Phương diện quân Tây Nam được yêu cầu tấn công Lublin để che sườn trái cho Phương diện quân Tây sau đó phát triển đến Nam Warsawa để hợp vây với cánh Bắc của Phương diện quân này, nhưng Budyonny lại tấn công L'vov. Việc bất tuân thượng lệnh của S. M. Budyonny sau này được che đậy vì có sự đồng thuận của I. V. Stalin, lúc này đang là Chính ủy của Phương diện quân Tây Nam[12].
  2. Nội dung khởi thủy mà Tukhachevsky đưa ra cho cộng đồng nghiên cứu khoa học quân sự lúc đó là lập luận "Hình thức chiến tranh mới" do "điều kiện kinh tế và kỹ thuật thay đổi" dựa trên phép biện chứng duy vật, và đây có thể coi là ảnh hưởng lớn nhất của ông đối với thế hệ các nhà lý luận Xô Viết lúc đó[14].
  3. Sự khác biệt quan điểm này dẫn đến một cuộc tranh luận kéo dài nhất trong giới trí thức Hồng quân. Do bức tranh chiến tranh của Svechin hạ thấp vai trò vận động chiến, đi trái với chủ trương cơ giới hoá Hồng quân của Tukhachevsky, nên ông bị Tukhachevsky tấn công bằng mọi lý lẽ, mà đỉnh điểm là lời buộc tội "thiếu tinh thần tấn công cách mạng", "một nhà duy tâm trong chiếc áo Bolshevik" vào năm 1931. Trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, mặc dù bức tranh chiến tranh từ trận Kursk trở đi là của Tukhachevsky, nhưng giai đoạn trước đó xác nhận quan điểm sát thực tế của A. A. Svechin.
  4. Maskirovka thực chất là một nội dung đồng đẳng với nội dung chiến thuật của học thuyết, tuy nhiên nó được quy chuẩn hoá trong Điều lệ 1929, Hướng dẫn 1935 và Điều lệ 1936 như một phần không tách rời[27], nên có thể xếp như một phần của nội dung chiến dịch.
  5. Ý tưởng chiến thuật của "Tác chiến chiều sâu" của Tukhachevsky lần đầu xuất hiện trong "Những vấn đề của chỉ huy cấp cao" xuất bản năm 1924[28].
  6. G.S Isserson được Harrison coi là một tác giả bị cố ý lãng quên của học thuyết[35], mặc dù chưa được nhiều học giả khác xác nhận.
  7. G. S. Isserson có những đóng góp quan trọng trong thiết lập quy chuẩn chỉ huy chiến thuật và cách tính toán các thông số quân lực - bản thân ông được Tukhachevsky gọi là "cây bút vàng" và đưa về Hội đồng Biên tập Điều lệ 1936 bất chấp những tranh luận không khoan nhượng giữa hai người trước đó[39].
  8. Việc xây dựng bài bản tác chiến của lực lượng xe tăng - cơ giới hoá có sự đóng góp quan trọng của A. I. Sediakin - Cục trưởng Cục Huấn luyện tác chiến[40]. Sediakin cũng bị bắt và xử tử trong cuộc đại thanh trừng năm 1938.
  9. Các cuộc tập trận cho thấy Kỵ binh kém hiệu quả trước thiết giáp và đã lỗi thời, tuy nhiên Tukhachevsky lựa chọn không đề cập thẳng do đây là binh chủng con cưng của Stalin, Voroshilov và Budyonny[41][42], thay vào đó ông đưa ra mô hình kỵ binh cơ giới hoá mà về sau được áp dụng trở lại trong biên chế Cụm cơ động Kỵ binh - Cơ giới hoá.
  10. Nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không có 3 cấp: ưu thế chiến thuật là chiếm lĩnh không phận trên một địa bàn trong một khoảng thời gian; ưu thế chiến dịch là tấn công các sân bay đối phương trong vùng để cấm bay; ưu thế chiến lược là tấn công cơ sở công nghiệp hàng không của đối phương. Theo quan điểm coi hỗ trợ Lục quân là nhiệm vụ hàng đầu, nên học thuyết đề cao ưu tiên chiếm ưu thế chiến thuật.[45]
  11. Ngày 18/2/1943, sự kiện Goebbel đọc diễn văn kêu gọi chiến tranh tổng lực cho thấy Đức Quốc xã không chuẩn bị cho nó trước đó.
  12. Đây cũng chính là nguồn gốc của sự khác biệt trong trường phái thiết kế vũ khí của Liên Xô & Nga - vốn ưu tiên tính dễ sử dụng, tin cậy trong hoạt động, giá thành thấp dựa trên công nghệ có sẵn - so với trường phái thiết kế vũ khí của các nước Phương Tây - vốn ưu tiên ưu thế kỹ thuật bất chấp tính phức tạp hay phải dựa trên công nghệ chưa có (cần đầu tư nhiều tiền để nghiên cứu).
  13. Tính cả Tukhachevsky là 3/5 Nguyên soái.[51]
  14. Thành công của Zhukov ở trận Khalkhyn Gol thuyết phục các lãnh đạo Hồng quân giữ lại biên chế sư đoàn cơ giới, tuy ở quy mô nhỏ hơn[55].
  15. Lúc này STAVKA đang rút các đơn vị xe tăng xé lẻ ở các Sư đoàn bộ binh về, nhưng chưa kịp tập hợp thành Quân đoàn như dự tính.[55]
  16. Nếu đơn vị chính là Tập đoàn quân xe tăng, thì thê đội tiên phong là cấp quân đoàn, và quân đoàn tiên phong này cũng có thê đội tiên phong cấp lữ đoàn[66]. Trong thực tế chiến tranh, thê đội tiên phong cấp lữ đoàn có quy mô đủ gọn, lại có có sức chiến đấu vừa đủ cho nhiều tác vụ phức tạp, nên được áp dụng phổ biến nhất.
  17. Thê đội đảm nhận nhiều tác vụ phức tạp: tấn công dò đường; vận động nghi binh; che mặt cho đơn vị chính; chiếm giữ vị trí quan trọng trên đường hành tiến; chiếm đầu cầu chiến tuyến để đơn vị chính phát triển; thọc sâu gây rối để đơn vị chính vỗ mặt; áp sát truy bức khi đối phương rút lui[66].Với cơ cấu cơ động gọn, mạnh, được bổ sung liên tục, thê đội luôn giữ được mức độ linh hoạt cao trong tác chiến.
  18. Thực tế chiến tranh vẫn chưa làm cho Stalin và các tướng kỵ binh cũ thức tỉnh. Thậm chí, ngày 20/10/1942, tướng I. V. Tyulenev, Tư lệnh Phương diện quân Zakavkaz, còn đề xuất xây dựng Tập đoàn quân kỵ binh. Stalin bảo trợ kế hoạch này và lệnh cho Bộ Tổng tham mưu nghiên cứu nó. Việc này gây ra tranh cãi lớn, cuối cùng, Stalin chấp nhận giải pháp dung hoà là bổ sung các lữ đoàn xe tăng - pháo tự hành, bộ binh cơ giới hoá vào biên chế sư đoàn kỵ binh đã có thành Quân đoàn kỵ binh cơ giới hoá[68]. Mô hình biên chế của kỵ binh chỉ phát huy hiệu quả vào năm 1943 trở đi, khi được ghép chung với một Quân đoàn cơ giới hoá thành Cụm cơ động Kỵ binh - Cơ giới hoá theo ý tưởng của Tukhachevsky trước chiến tranh.
  19. Công cuộc tái cấu trúc được thực hiện thông qua vai trò to lớn của Nguyên soái Không quân Aleksandr Aleksandrovich Novikov - người được bổ nhiệm Tư lệnh Không quân Hồng quân vào 11 tháng 4 năm 1942.[72]
  20. Sau khi lên nắm Bộ Quốc phòng, G. K. Zhukov bắt đầu quá trình tái cấu trúc toàn bộ Lục quân Liên Xô: lực lượng kỵ binh được giải thể vào năm 1957, và việc cơ giới hoá toàn bộ cơ bản hoàn thành vào khoảng 1961-1962, sau khi ông được cho thôi chức vụ lãnh đạo Bộ Quốc phòng và về hưu năm 1958.
Nguồn dẫn
  1. S. M. Shtemenko, quyển 1, tr. 221
  2. Harrison 2001, trg. 133.
  3. Harrison 2001, trg. 187.
  4. Kipp, bt bởi Krause và Phillips 2006, trg. 237.
  5. Naveh 1997, trg. 179.
  6. Watt 2008, trg. 677-678.
  7. Homles 2005 trg. 674
  8. Harrison 2010, trg. 81.
  9. Kipp, bt bởi Krause và Phillips 2006, trg. 197-198.
  10. Kipp, bt bởi Krause và Phillips 2006, trg. 217.
  11. Kipp, bt bởi Krause và Phillips 2006, trg. 218.
  12. 1 2 Kipp, bt bởi Krause và Phillips 2006, trg. 228.
  13. Trích dẫn bởi Harrison 2001, trg. 135.
  14. McPadden 2006, trg. 9.
  15. 1 2 Rice C. bt bởi Paret P. trg. 648–676.
  16. 1 2 Harrison 2001, trg. 127.
  17. Glantz 1985, trg. 3.
  18. Glantz 1985, trg. 5.
  19. Strategyia - Voennyi vestnik, Moskva 1926.
  20. Howard J, 1992, trg. 19.
  21. 1 2 3 Kipp, bt bởi Krause và Phillips 2006, trg. 230.
  22. Harrison, 2001, trg. 157.
  23. Kipp, bt bởi Krause và Phillips 2006, trg. 231.
  24. 1 2 Glantz, 1995, trg. 166-167
  25. Harrison 2001, trg. 190.
  26. Howard J. 1992, trg. 21.
  27. 1 2 Glantz 1989, trg.6-7-8.
  28. McPadden 2006, trg.9.
  29. Harrison 2010, trg.71
  30. Harrison 2010, trg.69.
  31. Harrison 2001, trg. 194.
  32. Trích dẫn bởi Harrison 2001, trg. 187.
  33. Howard J. 1992, trg.13.
  34. Harrison, 2001, trg. 130.
  35. Harrison 2010 - Phần mở đầu.
  36. Harrison 2001, trg. 145.
  37. 1 2 Harrison 2010, trg. 70.
  38. Harrison 2010, trg. 67.
  39. Harrison 2010, trg.81.
  40. 1 2 Mary 2003, trg. 176-179.
  41. Harrison 2010, trg.63.
  42. Mary 2003, trg. 165
  43. Mary 2003, trg. 174.
  44. Sterrett 2007, trg.58.
  45. Sterrett 2007, Chg. 1-2.
  46. 1 2 Sterrett 2007, trg.50.
  47. 1 2 Glantz 1993, trg.1-46.
  48. Howard J. 1992, trg. 15.
  49. House, Jonathan M. 1984, chg 4.
  50. 1 2 3 Harrison 2010, trg. 73-74.
  51. 1 2 Kipp, bt bởi Krause và Phillips 2006, trg. 238.
  52. Harrison 2010, trg. 6
  53. Voyenno-istoricheskiy zhurnal số tháng 3/1989.
  54. Glantz 1985, trg. 7.
  55. 1 2 3 Glantz, bt bởi Krause và Phillips 2006, trg. 247.
  56. 1 2 3 Glantz 1991, trg. 28.
  57. Glantz 1985, trg. 8
  58. Howard J. trg.33.
  59. Howard J. trg.35-37.
  60. Stemenko 1970, trg. 209.
  61. Howard J. trg.31.
  62. 1 2 3 Glantz & House 1995, trg. 168.
  63. 1 2 Howard J. trg.57-59.
  64. Howard J. trg.64.
  65. Glantz 1983, chương 5.
  66. 1 2 3 4 House, Jonathan M. 2002, Chg. 5.
  67. Glantz, bt bởi Krause và Phillips 2006, trg. 249.
  68. Stemenko 1970, trg. 153-154.
  69. 1 2 Glantz, bt bởi Krause và Phillips 2006, trg. 250.
  70. Glantz, bt bởi Krause và Phillips 2006, trg. 252.
  71. Sterrett 2007, trg.99.
  72. 1 2 Sterrett 2007, trg.100.
  73. 1 2 Glantz 1991, trg.258-259.
  74. 1 2 Glantz 1985, trg. 9.
  75. Glantz 1991, trg.252-253.
  76. McDermott, Parameter Spring 2009, trg.74.
  77. McDermott, Parameter Spring 2009, trg.76-77.
  78. Glantz 1991, trg.254.
  79. Glantz 1993, trg.1.
  80. Kipp, bt bởi Krause và Phillips 2006, trg. 213.
  81. Vego, U.S. NAVAL WAR COLLEGE
  82. US Army FM 100-5/1986, trg.14
  83. Kagan, Parameter Spring 1997.
  84. US Army FM 3-0 (2001): Operations
  85. US Army FM 3-0 (2008): Operations

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tác chiến chiều sâu http://www.militaryhistoryonline.com/wwii/articles... http://www.calvin.edu/academic/cas/gpa/goeb36.htm http://www.cgsc.edu/carl/resources/csi/House/House... http://www.cgsc.edu/carl/resources/csi/glantz3/gla... http://www.au.af.mil/au/awc/awcgate/opart/opart_nw... http://www.carlisle.army.mil/USAWC/Parameters/Arti... http://www.carlisle.army.mil/USAWC/Parameters/Arti... http://www.carlisle.army.mil/usawc/Parameters/1985... http://www.history.army.mil/books/OpArt/index.htm#... http://www.dtic.mil/cgi-bin/GetTRDoc?AD=ADA416926&...